Ngày 4/7, tại buổi toạ đàm về sự tàn phá làn da của mỹ phẩm chứa corticoid, bác sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Anh, nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, 13 năm nghiên cứu về chăm sóc da – điều trị da thẩm mỹ đã chia sẻ các trường hợp có khuôn mặt bị tàn phá nặng nề do sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid.
Cạm bẫy trắng đẹp cấp tốc
Một trong số nạn nhân sử dụng corticoid là bà mẹ trẻ tên Nguyễn Thị Thoa, 27 tuổi, ngụ tại TP.HCM, làm nghề nội trợ.
Bác sĩ Cẩm Anh kể: “Thoa đi cùng người thân tới khám trong tình trạng cả gương mặt bùng phát mụn mủ, mụn nước, đỏ rực, chảy nước ngứa ngáy, đau nhức. Gia đình cô cầu xin bác sĩ cứu chữa vì con gái họ mới trải qua sinh nở, gương mặt bị vậy nên rơi trầm cảm, bỏ luôn cả em bé, sữa cạn khô. Suốt ngày Thoa chỉ ngồi trong phòng khóc, xa lánh hết thảy mọi người trong gia đình.”
![]() |
Mụn mủ, mụn nước nổi kịch phát do sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid. Ảnh: Thanh Huyền |
Tại cơ sở y tế, Thoa tâm sự với bác sĩ, cách đây 1 năm mặt bị nổi vài nốt mụn, bạn bè mách ra tiệm thuốc, mua corticoid bôi trực tiếp lên là hết ngay, thậm chí da còn trắng sáng, mịn màng.
Cô gái làm thử, thấy đúng là thần hiệu, sau khi bôi thuốc chưa đầy một ngày đã hiệu quả rõ rệt, làn da láng đẹp, trắng không tì vết.
Thoa liên tục bôi thuốc cho tới khi có thai, sợ ảnh hưởng em bé nên ngưng sử dụng mỹ phẩm. Sau đó chừng 3 tháng, cô không thể nhận ra mình trong gương, mụn mủ, mụn nước phát ra hết khuôn mặt. Cô gái âm thầm chịu đựng cho tới khi sinh con. Đau đớn, ngứa ngáy, mặc cảm về thẩm mỹ khiến Thoa rơi vào trạng thái trầm cảm, thậm chí bỏ luôn con mới đẻ, đóng cửa trong phòng khóc.
Trường hợp khác khiến bác sĩ Cẩm Anh không thể quên được là một phụ nữ ở Bình Phước, 43 tuổi, tên Thảo.
Chị Thảo được bạn bè truyền cho công thức làm kem trắng da, ra chợ, ghé tiệm tạp hoá hỏi mua nguyên liệu.
Người bán tạp hoá đưa cho chị viên thuốc chứa corticoid, một số viên chứa vitamin E, và các thành phần khác, bảo về nghiền ra, trộn lại rồi bôi mỗi tối trước khi đi ngủ.
Thời gian đầu bôi hỗn hợp trên, chị Thảo sướng rơn vì da mình trắng và sáng một cách cấp tốc. Do bận việc, chị ngưng bôi kem một thời gian thì hỡi ôi, hai bên má đỏ rực, lúc nào cũng nóng hừng hừng, đau rát, đứng ngồi không yên.
Đi khám, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc cấp tính.
“Chúng tôi điều trị cho trường hợp này khá vất vả. Mãi mà da mặt bệnh nhân vẫn đỏ như lột, phải mất tới 39 tuần kiên trì bệnh mới lành.”, bác sĩ Cẩm Anh nói.
Corticoid gây nghiện và nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo bác sĩ Cẩm Anh, nguồn tiếp cận corticoid của các bệnh nhân vô cùng đa dạng. Người tự ra tiệm thuốc mua bôi trực tiếp, người theo công thức rỉ tai, tự trộn kem bôi mặt, thậm chí corticoid còn vào cơ thể thông qua đường uống, truyền dịch.
Thậm chí nhiều cơ sở thẩm mỹ, để thuyết phục khách hàng, họ đã pha thêm corticoid vào các mỹ phẩm làm trắng da. Corticoid tồn tại cả trong các mỹ phẩm thương hiệu nổi tiếng bị làm nhái mà ngay cả nhà chuyên môn cũng rất khó nhận biết, chỉ nhận ra khi sử dụng sản phẩm.
Corticoid là dược phẩm chống viêm mạnh, có tác dụng chống dị ứng, chữa viêm các loại, nếu dùng lâu dài thường gây ra các biến chứng như: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn hoạt động nội tiết..., đặc biệt gây hiện tượng nghiện.
Bác sĩ Cẩm Anh giải thích, sở dĩ mỹ phẩm chứa corticoid có tác dụng làm da mọng và trắng nhanh do giữ nước. Chị em rất dễ nhầm tưởng mỹ phẩm đó là tốt bởi tác dụng này.
Có tới hơn 20 loại corticoid, được Bộ Y tế phân loại là chất độc loại B.
Corticoid làm yếu hệ thống bảo vệ của da nên da dễ bị nhiễm trùng lan rộng, suy giảm và mất khả năng sinh sản của tế bào da, gây teo da, mỏng, chảy nhão da.
Không chỉ thế, corticoid còn gây hiệu ứng phản hồi khi ngưng thuốc. Lúc đó mụn sẽ nổi lên kịch phát, viêm da kích ứng, da tiết nhờn nhiều, nám da lan rộng, da bị dãn mạch trở nên đỏ và nóng rát, già cỗi sần sùi.
Từ những hậu quả nói trên, bác sĩ Cẩm Anh khuyên người dân hãy tỉnh táo khi sử dụng các mỹ phẩm làm trắng, trị mụn, nên lựa các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ uy tín, rõ ràng và phù hợp với từng cơ địa.
Điều trị cho các trường hợp bị tàn phá da do corticoid vô cùng vất vả, phải kiên trì theo liệu trình từ 1 – 3 tháng.
Để chữa trị, bệnh nhân phải “cai” hẳn các thuốc, mỹ phẩm có thành phần corticoid, làm lành, dịu viêm và phục hồi làn da từ từ.
Nhiều bệnh nhân lo lắng khi thấy mụn mọc lên đã lén bác sĩ bôi corticoid để mụn mau lặn. Điều này khiến việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, hậu quả để lại cũng rất nặng nề.
Thanh Huyền
" alt=""/>Hiểm hoạ từ công thức chế kem đẹp da có chứa corticoidCà chua
Để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy, chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng thì sẽ an toàn hơn. Hoặc bạn có thể cho vào túi cà chua xanh vài quả táo để giúp cà chua chín nhanh hơn.
Cần tây
Trung bình, có tới 64 loại chất độc khó có thể được rửa trôi ở cần tây. Về cơ bản, rễ cần tây hấp thu cực tốt chất lỏng từ lòng đất, nhưng cũng thông qua cơ chế đó, các độc tố cũng dễ dàng được đưa vào thân rau. Nên hạn chế ăn loại rau này.
Giá đỗ
Nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ. Những loại giá đỗ này, mặc dù chứa nhiều hóa chất độc hại nhưng lại rất hấp dẫn người tiêu dùng.
Khoai tây
Ngay từ giai đoạn thúc mầm, khoai tây đã được phun rất nhiều hóa chất để ngăn chặn sâu bọ hủy hoại phần mầm còn non và mềm. Phần đất xung quanh nơi trồng khoai cũng được rải hóa chất để ngăn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy chất độc hại ngay từ ban đầu khiến khoai tây dễ nhiễm độc sâu từ cốt lõi.
Mướp đắng
Mướp đắng là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì nó mát và bổ. Hơn nữa nhiều người còn dùng nó như một loại thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Nhưng mướp đắng cũng đã bị "vạch mặt" là loại quả chứa nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm, chất kích thích do người trồng hám lợi để phun vào quả để thu lời.
Táo
Thuốc trừ sâu phun trong quá trình trồng cực kỳ dễ bám vào vỏ táo và có thể ngấm sâu vào phẩn ruột táo bên trong. Nếu muốn ăn táo, hãy rửa thật kỹ lưỡng và gọt vỏ thật sâu trước khi ăn để giảm thiểu tối đa việc nhiễm độc.
Đào
Đào chỉ đứng sau cần tây về mức độ các chất độc khó rửa trôi bám trên vỏ.
Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất thế giới. Một số người còn đùa vui rằng dâu tây tự bản thân chúng đã có thể làm thuốc trừ sâu, bởi mức độ độc hại của nó đến... sâu cũng không chịu nổi.
Nho
Một quả nho duy nhất cũng có thể cho kết quả dương tính với 15 loại hóa chất khác nhau.
Lê
Lớp vỏ mỏng manh của lê không có nhiều tác dụng ngăn chặn các hóa chất thấm vào ruột quả. Chính vì vậy, lê khá độc.
Thịt heo
Nếu bạn nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò, đó là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid.
Tôm khô
Vì lợi nhuận nhiều gian thương cũng đã tẩm phẩm màu có chứa hóa chất “biến” tôm thối thành tôm khô bắt mắt, thu hút người mua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Để nước nấu cháo ngon ngọt, bạn nên dùng đầu tôm, vỏ tôm hơn là ninh nước tôm khô.
Mực đông lạnh
Nhiều chị em nội trợ mong muốn mua được món mực tươi ngon về cải thiện bữa ăn cho con mà không biết rằng người bán hàng đã phù phép mực ôi thối sau khi ngâm hóa chất công nghiệp sẽ bị “bào mòn” một nửa, từ màu đen xám và bốc mùi, mực trở nên trắng, giòn trước khi đưa ra thị trường. Xét về các loại hải sản, bạn nên chọn mua hải sản tươi cho con là tốt nhất.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
" alt=""/>15 thực phẩm chứa nhiều hóa chất nhấtĐây là một trong những nội dung tham luận thu hút sự quan tâm và lắng nghe của đông đảo đại biểu trong Hội nghị: “Ứng dụng xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý chuyên khoa Sản-Phụ” do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức ngày 14/8.
Nguyên nhân gây ra UTCTC
![]() |
Hội nghị thu hút sự quan tâm của các quý vị đại biểu là các giáo sư, tiến sỹ, bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. |
Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (UTCTC). HPV được coi là nguyên nhân hàng đầu của ung thư cổ tử cung. Có hơn 100 chủng HPV được mô tả, nhưng chỉ có 13 chủng nguy cơ cao (16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68) liên quan với 99,7% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển UTCTC như:
- Độ tuổi: cao nhất ở lứa tuổi 15-25, sau đó giảm dần và ổn định ở lứa tuổi sau 40.
- Hành vi tình dục: giao hợp sớm và nhiều bạn tình, tần suất giao hợp nhiều, số người giao hợp của bạn tình nhiều, bạn tình không cắt bao quy đầu.
- Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…
Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua với các biểu hiện như ra máu bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh, ra máu khi giao hợp, ra dịch hôi, kéo dài, đau vùng chậu,…
Nếu nhiễm HPV gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào CTC - tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 - 15 năm. Vì vậy, chị em không đi khám phụ khoa kịp thời thì đây sẽ là căn nguyên gây bệnh UTCTC.
![]() |
Thạc sỹ Đinh Thị Hiền Lê báo cáo tại hội nghị. |
Nhiều kĩ thuật sàng lọc UTCTC giai đoạn sớm
Báo cáo tại hội nghị, thạc sỹ Đinh Thị Hiền Lê - Phó khoa Ung thư, Bệnh viện Phụ sản TW chia sẻ: bằng những tiến bộ của y khoa hiện đại như kỹ thuật sàng lọc UTCTC gồm phương pháp Pap smear, ThinPrep, xét nghiệm HPV,… giúp sàng lọc UTCTC giai đoạn sớm.
Trong đó, thạc sỹ thạc sỹ Đinh Thị Hiền Lê đặc biệt nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của phương pháp ThinPrep như: làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là các tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện. Theo các nghiên cứu, phương pháp ThinPrep giúp tăng 55% số phát hiện tế bào nguy cơ ung thư cao so với phương pháp Pap truyền thống.
Đồng thời, từ việc nghiên cứu các phương pháp đó, thạc sỹ Lê kết luận:
Test HPV xác định được việc nhiễm các dòng HPV nguy cơ cao, có khả năng xác định bất thường CTC sớm hơn Pap thông thường.
Nên kết hợp giữa Pap smear và test HPV để nâng cao khả năng sàng lọc.
Ngoài tham luận trên, hội nghị còn được các chuyên gia đầu ngành chia sẻ về những bất thường nhiễm sắc thể (NST) hay gặp như rối loạn NST và các bước để chẩn đoán trước sinh hiệu quả được như: xét nghiệm sàng lọc (Double test, Triple test), siêu âm thai, nuôi cấy tế bào ối để phân tích NST,... Phát hiện mất đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới vô sinh.
Nhằm mang đến chất lượng khám, điều trị và tầm soát các bệnh lý sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã không ngừng chú trọng nghiên cứu và triển khai các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu như: 1.Nội tiết: - FSH, LH, E2, Prolactin, Progesteron, Testosteron; - AMH (Anti-Mullerian Hormone). 2. Nhóm xét nghiệm sàng lọc: Xét nghiệm Double test, Triple test. 3. Hội chứng Anti phospholipid: Anti Cardiolipin IgG, IgM; Anti phospholipid IgG, IgM; Anti Beta 2 GlycoProtein IgG, IgM; Kháng đông lupus LA. 4. Nhóm xác định tác nhân viêm nhiễm, lây truyền:TORCH, HPV định tính-định type, Chlamydia, 5. Các xét nghiệm sàng lọc ung thư:CA 12-5, HE4: ung thư buồng trứng, CA 15-3: ung thư vú, SCC: ung thư cổ tử cung, phương pháp ThinPrep: sàng lọc ung thư cổ tử cung. 6. Xét nghiệm di truyền: NST đồ. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội Tổng đài: 1900 56 56 56* Website: medlatec.vn |
Thanh Loan
" alt=""/>Tăng độ nhạy phát hiện tế bào tiền ung thư CTC